Thế Cung trong đàn tranh
Xem thêm:Và cách lên dây đàn tranh Vọng Cổ
“Thế Cung” hay “Cung Mượn” là đàn một cung nhạc với một dây đàn thấp hơn . Trong mỗi âm vực của đàn Tranh có năm dây là Sol, La, Đô, Rê, Mi (Hò, Xự, Xang, Xê, Cống), nếu ta muốn đàn cung Si (Xư) thì tất nhiên không có dây nào tương ứng, nên phải lấy tay trái nhấn dây La (Xự) cho nó căng lên rồi mới đàn để tạo cung Si(Xư) .
Nhấn ra làm sao để tạo ra cung Si thì cần phải luyện tập . Nhiều khi bạn đã quen đàn “Thế Cung” rồi, bẵng đi một thời gian vẫn phải tập lại . Đây là chuyện bình thường, như khi ta nấu một món ăn, lâu ngày bỏ quên đến khi nấu lại nêm nếm không đúng cân lượng .
Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, không phải chỉ đàn “Thế Cung” khi không có dây tương ứng mà còn tùy vào sở thích của nhạc sĩ, nhiều khi dây có đó mà nhạc sĩ không xử dụng mà lại dùng “Thế Cung” . Thí dụ, dùng dây Xê (Rê) để đàn cung Mi (Cống), dùng dây Sol (Liêu) để đàn cung La (Xự) . Đàn cung Mi trên dây Mi hay trên dây Rê thì vẫn nghe ra âm Mi nhưng âm trên dây Mi nghe mềm mại hơn âm Mi trên dây Rê .
Về ký hiệu trên bản đàn, chúng ta sẽ dùng dấu ‘/’ trước cung nhạc . Cung nhạc chỉ cao độ, dấu ‘/’ được viết trên dây đàn tranh .
Thí dụ sau đây cho ta thấy :
- dấu ‘/’ đặt trên dây Sol (Liêu), tay trái phải nhấn dây Sol lên bằng cao độ của cung La (Xự), sau đó tay phải gẩy dây Sol (Liêu) ra cung La .
- dấu ‘/’ thứ hai đặt trên dây Rê (Xê), tay trái phải nhấn dây Rê lên bằng cao độ của cung Mi (Cống), sau đó tay phải gẩy dây Rê(Xê) ra cung Mi .
Cách tập:
- nếu nhấn lên 1 cung, thí dụ nhấn dây Sol (Liêu) lên cung La (Xự) thì đặt ngón trỏ của bàn tay trái lên dây Sol, cách con nhạn khoảng 10 phân (cm), nhấn dây xuống chừng 5 ly (mm) . Giữ nguyên ngón tay ở vị trí đang nhấn, đàn dây La (Xự), xong rồi đờn dây Sol(Liêu) và nghe xem nó có ngang cao độ với dây La không . Nếu hai cao độ không giống nhau thì bạn phải điều chỉnh lực nhấn của ngón tay trỏ sao cho hai cung bằng nhau . Lúc hai cung đã bằng nhau rồi ban sẽ tự tìm thấy lực nhấn cần thiết của ngón tay (thay vì nhấn xuống 5 ly như lúc ban đầu) .
- nếu nhấn lên 2 cung hay cao hơn nữa , thí dụ nhấn dây La (Xự) lên cung Đô (Xang) thì đặt hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái lên dây La, cách con nhạn khoảng 10 phân (cm), nhấn dây xuống chừng 7, 8 ly (mm) . Giữ nguyên hai ngón tay ở vị trí đang nhấn, đàn dây Đô (Xang), xong rồi đờn dây La (Xự) và nghe xem nó có ngang cao độ với dây Đô không . Nếu hai cao độ không giống nhau thì bạn phải điều chỉnh lực nhấn của hai ngón tay trỏ và giữa sao cho hai cung bằng nhau . Lúc hai cung đã bằng nhau rồi ban sẽ tự tìm thấy lực nhấn cần thiết của ngón tay (thay vì nhấn xuống 7, 8 ly như lúc ban đầu) .
- Xin liu ý là mỗi dây đàn có độ căng khác nhau nên lực nhấn của ngón tay trên mỗi dây cũng khác nhau .
- Khi nào thì nhả tay ra không nhấn nữa ? Khi nào đàn cung kế tiếp thì mới nhả tay ra . Nếu nhả tay ra sớm quá, sẽ tạo ra tiếng gió nghe không hay . Nhiều khi có thể kìm ngón tay ở vị trí đang nhấn nếu sau đó cũng có cung khác như vậy . Trong trường hợp nếu cần nhấn cung đàn lâu hơn trong khi đàn các cung kế tiếp thì trên bản đàn ta có thể dùng một gạch ngang để chỉ thời gian phải nhấn dây đàn .
1/ Bài tập nhấn dây Sol (Liêu) để tạo cung La (Xự)
- đàn dây La
- nhấn ngón trỏ lên dây Sol và đàn dây Sol . Kìm ngón trỏ ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây La và dây Sol . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây La và dây Sol, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
2/ Bài tập nhấn dây Đô (Xang) để tạo cung Rê (Xê)
- đàn dây Rê
- nhấn ngón trỏ lên dây Đô và đàn dây Đô . Kìm ngón trỏ ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây Rê và dây Đô . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây Rê và dây Đô, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
3/ Bài tập nhấn dây Rê(Xê) để tạo cung Mi (Cống)
- đàn dây Mi
- nhấn ngón trỏ lên dây Rê và đàn dây Rê . Kìm ngón trỏ ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây Mi và dây Rê . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây Mi và dây Rê, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
4/ Bài tập nhấn dây La (Xự) để tạo cung Đô (Xang)
- đàn dây Đô
- nhấn ngón trỏ và ngón giữa lên dây La và đàn dây La . Kìm ngón trỏ và ngón giữa ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây Đô và dây La . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây Đô và dây La, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
Các bạn chịu khó dành thì giờ để tập bài này vì nó rất quan trọng cho sự tiến bộ của ngón đàn về sau .
Chúc các bạn thành công .
“Thế Cung” hay “Cung Mượn” là đàn một cung nhạc với một dây đàn thấp hơn . Trong mỗi âm vực của đàn Tranh có năm dây là Sol, La, Đô, Rê, Mi (Hò, Xự, Xang, Xê, Cống), nếu ta muốn đàn cung Si (Xư) thì tất nhiên không có dây nào tương ứng, nên phải lấy tay trái nhấn dây La (Xự) cho nó căng lên rồi mới đàn để tạo cung Si(Xư) .
Nhấn ra làm sao để tạo ra cung Si thì cần phải luyện tập . Nhiều khi bạn đã quen đàn “Thế Cung” rồi, bẵng đi một thời gian vẫn phải tập lại . Đây là chuyện bình thường, như khi ta nấu một món ăn, lâu ngày bỏ quên đến khi nấu lại nêm nếm không đúng cân lượng .
Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, không phải chỉ đàn “Thế Cung” khi không có dây tương ứng mà còn tùy vào sở thích của nhạc sĩ, nhiều khi dây có đó mà nhạc sĩ không xử dụng mà lại dùng “Thế Cung” . Thí dụ, dùng dây Xê (Rê) để đàn cung Mi (Cống), dùng dây Sol (Liêu) để đàn cung La (Xự) . Đàn cung Mi trên dây Mi hay trên dây Rê thì vẫn nghe ra âm Mi nhưng âm trên dây Mi nghe mềm mại hơn âm Mi trên dây Rê .
Về ký hiệu trên bản đàn, chúng ta sẽ dùng dấu ‘/’ trước cung nhạc . Cung nhạc chỉ cao độ, dấu ‘/’ được viết trên dây đàn tranh .
Thí dụ sau đây cho ta thấy :
- dấu ‘/’ đặt trên dây Sol (Liêu), tay trái phải nhấn dây Sol lên bằng cao độ của cung La (Xự), sau đó tay phải gẩy dây Sol (Liêu) ra cung La .
- dấu ‘/’ thứ hai đặt trên dây Rê (Xê), tay trái phải nhấn dây Rê lên bằng cao độ của cung Mi (Cống), sau đó tay phải gẩy dây Rê(Xê) ra cung Mi .
Cách tập:
- nếu nhấn lên 1 cung, thí dụ nhấn dây Sol (Liêu) lên cung La (Xự) thì đặt ngón trỏ của bàn tay trái lên dây Sol, cách con nhạn khoảng 10 phân (cm), nhấn dây xuống chừng 5 ly (mm) . Giữ nguyên ngón tay ở vị trí đang nhấn, đàn dây La (Xự), xong rồi đờn dây Sol(Liêu) và nghe xem nó có ngang cao độ với dây La không . Nếu hai cao độ không giống nhau thì bạn phải điều chỉnh lực nhấn của ngón tay trỏ sao cho hai cung bằng nhau . Lúc hai cung đã bằng nhau rồi ban sẽ tự tìm thấy lực nhấn cần thiết của ngón tay (thay vì nhấn xuống 5 ly như lúc ban đầu) .
- nếu nhấn lên 2 cung hay cao hơn nữa , thí dụ nhấn dây La (Xự) lên cung Đô (Xang) thì đặt hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái lên dây La, cách con nhạn khoảng 10 phân (cm), nhấn dây xuống chừng 7, 8 ly (mm) . Giữ nguyên hai ngón tay ở vị trí đang nhấn, đàn dây Đô (Xang), xong rồi đờn dây La (Xự) và nghe xem nó có ngang cao độ với dây Đô không . Nếu hai cao độ không giống nhau thì bạn phải điều chỉnh lực nhấn của hai ngón tay trỏ và giữa sao cho hai cung bằng nhau . Lúc hai cung đã bằng nhau rồi ban sẽ tự tìm thấy lực nhấn cần thiết của ngón tay (thay vì nhấn xuống 7, 8 ly như lúc ban đầu) .
- Xin liu ý là mỗi dây đàn có độ căng khác nhau nên lực nhấn của ngón tay trên mỗi dây cũng khác nhau .
- Khi nào thì nhả tay ra không nhấn nữa ? Khi nào đàn cung kế tiếp thì mới nhả tay ra . Nếu nhả tay ra sớm quá, sẽ tạo ra tiếng gió nghe không hay . Nhiều khi có thể kìm ngón tay ở vị trí đang nhấn nếu sau đó cũng có cung khác như vậy . Trong trường hợp nếu cần nhấn cung đàn lâu hơn trong khi đàn các cung kế tiếp thì trên bản đàn ta có thể dùng một gạch ngang để chỉ thời gian phải nhấn dây đàn .
1/ Bài tập nhấn dây Sol (Liêu) để tạo cung La (Xự)
- đàn dây La
- nhấn ngón trỏ lên dây Sol và đàn dây Sol . Kìm ngón trỏ ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây La và dây Sol . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây La và dây Sol, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
2/ Bài tập nhấn dây Đô (Xang) để tạo cung Rê (Xê)
- đàn dây Rê
- nhấn ngón trỏ lên dây Đô và đàn dây Đô . Kìm ngón trỏ ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây Rê và dây Đô . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây Rê và dây Đô, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
3/ Bài tập nhấn dây Rê(Xê) để tạo cung Mi (Cống)
- đàn dây Mi
- nhấn ngón trỏ lên dây Rê và đàn dây Rê . Kìm ngón trỏ ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây Mi và dây Rê . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây Mi và dây Rê, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
4/ Bài tập nhấn dây La (Xự) để tạo cung Đô (Xang)
- đàn dây Đô
- nhấn ngón trỏ và ngón giữa lên dây La và đàn dây La . Kìm ngón trỏ và ngón giữa ở vị trí đang nhấn .
- đàn dây Đô và dây La . Nghe và so sánh hai cung . Điều chỉnh lực nhấn của ngón trỏ, đàn tiếp tục dây Đô và dây La, so sánh hai cung và điều chỉnh .
Bài đàn
Các bạn chịu khó dành thì giờ để tập bài này vì nó rất quan trọng cho sự tiến bộ của ngón đàn về sau .
Chúc các bạn thành công .
Đăng nhận xét