Ý nghĩa của hoa sen
Ý nghĩa của hoa sen |
Những mẫu tranh hoa sen đẹp
Những bức tranh hoa đẹp luôn khiến cho người xem cảm thấy yên tĩnh, nhẹ nhõm và thanh thản. Trong phong thủy, các loài hoa từ ngàn xưa đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng với phong thủy. Mỗi loài hoa khác nhau lại mang trong mình một ý nghĩa phong thủy khác nhau.Sử dụng tranh hoa sen có tác dụng điều hoà khí vượng, tăng cường những nguồn năng lượng về sức khoẻ cho ngôi nhà., giúp gia chủ gỡ bỏ mọi ưu phiền, để tĩnh tâm, an hưởng hạnh phúc.
Hoa sen trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên. Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn.
Hoa sen có mặt trong các công trình Phật giáo như cây hoa sen thực trong các hồ ở chùa, có mặt ở các toà sen của các vị chư Phật, chư thần. Trên các bức tranh Phật giáo cũng có hình tượng hoa sen.
Ý nghĩa của hoa sen |
Bàn về màu sắc hoa sen trong đạo Phật
Sen trắng
Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo.
Sen đỏ
Sen đỏ tượng trưng cho bản chất nguyên thuỷ của trái tim, là đoá hoa của tình yêu, đam mê và sự năng động. Đây là loại sen của Quan Thế Âm.
Sen xanh
Sen xanh là biểu tượng của trí tuệ, tri thức của chiến thắng của tinh thần đối với các cảm quan.
Ý nghĩa của hoa sen
Sen hồng
Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, là đoá sen của vị Phật lịch sử.
Sen tím thẫm
Sen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, biểu thị những ảnh tượng của phái Mật tông. Các đoá hoa có thể đang còn e ấp hoặc đã được nở bung hết.
Theo tác giả Bàng Ẩn trong bài viết "Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo" thì:
Phật giáo còn phân biệt bốn màu hoa sen với các ý nghĩa như sau:
1. Sen trắng tượng trưng trí tuệ tuyệt đối;
2. Sen hồng tượng trưng Đức Phật lịch sử và sự tôn quý tối thượng chư Phận Bồ-tát....
3. Sen đỏ tượng trưng cho âm tính vốn thanh tịnh, từ bi.
4. Sen xanh tượng trưng cho trí tuệ tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật, thường chi Ngài Văn-thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét